admin 18/01/2012
Giúp bạn bảo vệ trang Facebook trước "kẻ thù" online
Trong lúc chờ đợi Facebook cải tiến bản thân, bạn nên chủ động bảo vệ tài khoản của mình nhé!
Rõ ràng, Facebook đang gặp rắc rối vì sự nổi tiếng của mình. Dân hacker tập trung sự "quan tâm" vào mạng xã hội lớn nhất hành tinh, âm mưu đánh cắp thông tin riêng tư và nhiều hình thức phá hoại khác. Bạn nên đề cao cảnh giác và sẵn sàng đối phó với mối nguy hiểm trực tuyến bằng 9 kinh nghiệm hữu ích sau.
1. Thay đổi mật khẩu
Nếu bạn trở thành nạn nhân của hacker hoặc nhấn phải đường link lừa đảo, khả năng đánh mất mật khẩu rất cao. Lúc ấy, bạn cần phải thay đổi thông tin đăng nhập càng sớm càng tốt. Hãy truy cập vào phần "Thiết lập tài khoản" trên Facebook nhằm thực hiện điều này. Nên nhớ rằng, bạn không được tái sử dụng mật khẩu cũ trên tài khoản khác và mật khẩu càng phức tạp càng an toàn hơn nhé.
Nếu bạn trở thành nạn nhân của hacker hoặc nhấn phải đường link lừa đảo, khả năng đánh mất mật khẩu rất cao. Lúc ấy, bạn cần phải thay đổi thông tin đăng nhập càng sớm càng tốt. Hãy truy cập vào phần "Thiết lập tài khoản" trên Facebook nhằm thực hiện điều này. Nên nhớ rằng, bạn không được tái sử dụng mật khẩu cũ trên tài khoản khác và mật khẩu càng phức tạp càng an toàn hơn nhé.
2. Xác minh nhận dạng
Điều này phát huy tác dụng khi bạn nghĩ rằng ai đấy có thể truy cập tài khoản Facebook cá nhân và đăng tải nội dung trái phép. Công cụ Roadblock của Facebook giúp xác minh danh tính và đảm bảo tài khoản chống lại spam.
3. Kích hoạt Đồng ý đăng nhập (Enable Login)
Đây là một trong những tính năng bảo mật mới. Facebook thực hiện quá trình xác minh 2 bước nếu tài khoản của bạn lần đầu đăng nhập trên một thiết bị khác. Đầu tiên, Facebook gửi văn bản xác nhận tới dế cưng trước khi cho phép đăng nhập từ vị trí mới. Bạn có thể lưu hoặc ngăn chặn thông qua điện thoại.
Nếu thiết bị ngoài không thể đăng nhập được, Facebook sẽ thông báo khi bạn đăng nhập từ thiết bị của mình và cung cấp tuỳ chọn thay đổi mật khẩu nữa nhé.
4. Xoá bỏ các ứng dụng
Khi chấp nhận cài ứng dụng ngoài, bạn thường cho phép chúng truy cập vào profile và tin rằng nhà phát triển chỉ đăng tin cập nhật về hoạt động của mình trong ứng dụng đó. Nhưng với kẻ lừa đảo, chúng sẽ lợi dụng nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.
Nếu trót mở cửa cho ứng dụng giả mạo vào nhà, người dùng nên chỉnh sửa danh sách ứng dụng và loại bỏ nếu cần thiết. Để thực hiện, bạn tìm phần "Thiết lập quyền riêng tư" và chọn mục "Ứng dụng và Website" nằm dưới cùng. Công cụ này hỗ trợ quản lý ứng dụng và loại thông tin mà nhà phát triển được quyền truy cập. Trang "App" cho phép đóng tất cả, loại bỏ hoặc chỉnh sửa các ứng dụng trên.
5. Xoá tin nhắn rác
Ngay sau khi bạn xoá hết những tin nhắc rác trên tường hoặc trong hộp thư riêng của Facebook, khả năng bạn và người khác vô tình bấm phải chúng càng ít hơn.
6. Thay đổi mục sở thích
Bạn nên thay đổi phần sở thích trên hồ sơ cá nhân và loại bỏ bất kỳ liên kết nào dẫn đến trang web xấu mà mình từng vô tình lạc bước.
7. Cảnh báo Facebook
Nếu nghi ngờ tài khoản của mình bị xâm nhập, bạn có thể cảnh báo Facebook thông qua một số kênh phổ biến. Muốn báo cáo vi phạm riêng tư, bạn hãy gửi thư tới địa chỉ privacy@facebook.com.
8. Quét virus
Facebook khuyên thành viên phải bảo vệ máy tính của mình bằng phần mềm chống virus hiệu quả, hạn chế việc phần mềm độc hại có thể xâm phạm và đánh cắp thông tin nhạy cảm.
9. Kết thúc đăng nhập
Nếu trình duyệt bị lây nhiễm mã độc, thư rác tấn công thường xuyên hoặc nghi ngờ người khác đang nắm quyền kiểm soát profile của mình, bạn hãy đăng xuất khỏi tài khoản Facebook ngay lập tức. Một tính năng bảo mật mới trên Facebook sẽ thông báo cho bạn về những hoạt động đáng ngờ trên tài khoản, chẳng hạn như việc nhấn "Like" hoặc đăng bài quá mức.
Gặp NetMoon trên twitter
Chia sẻ bài viết
Bình luận