Sau đây là danh sách những phần mềm phân tích SEO website (bao gồm tính phí và không tính phí ) cho bạn tha hồ lựa chọn.
Phần mềm tính phí Phần mềm miễn phí
Nếu chưa biết bắt đầu với công cụ nào, hãy lựa chọn Google Analytics. Đây là phần mềm nổi tiếng với sự phổ biến rộng rãi, nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể cùng với các hướng dẫn trực tuyến. Google Analytics có thêm lợi thế là tích hợp với các sản phẩm khác của Google như Webmaster Tools, Adwords và Adsense.
Dù bạn chọn phần mềm nào trên đây thì bạn cũng nên thử nghiệm các phiên bản khác nhau của các trang con trên website và cải thiện tỉ lệ chuyển đổi dựa trên kết quả hiển thị. Việc thử nghiệm các phần mềm này trên các trang web có thể chỉ đơn giản như việc sử dụng một công cụ miễn phí để kiểm tra hai phiên bản header của một trang web, hoặc phức tạp như việc sử dụng phần mềm cao cấp để cùng một lúc kiểm tra hàng trăm biến thể của trang web đó. Hiện có rất nhiều platform thử nghiệm, nhưng nếu chưa quen với công việc thử nghiệm này, bạn nên sử dụng một phương pháp vừa dễ vừa tiết kiệm là Website Optimizer của Google – giải pháp hữu hiệu cho ai muốn làm quen các phương thức thử nghiệm mức độ cải tiến của tỉ lệ chuyển đổi.
Các số liệu để đo lường hiệu quả SEO
Trong SEO hữu cơ, rất khó theo dõi những yếu tố cụ thể trong các thuật toán một cách hiệu quả nếu dữ liệu này không được công bố rộng rãi và nghiên cứu sâu. Tuy nhiên, sự kết hợp khéo léo những chiến lược sẽ mang lại hiệu quả cao, và luôn có những dữ liệu mới giúp bạn có thể theo dõi các yếu tố tác đông tiêu cực/tích cực đến thứ hạng. Với các số liệu thống kê bên dưới, chúng sẽ hỗ trợ bạn theo dõi các chiến dịch và đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với các công cụ phân tích.
Các số liệu do các công cụ cung cấp
Chúng ta đã thảo luận khá nhiều về các tiêu chí SEO được cung cấp bởi các dịch vụ như Webmaster Tools của Google, Yahoo! Site Explorer và Webmaster Tools của Microsoft. Bên cạnh đó, công cụ tìm kiếm còn mang lại những hiểu biết sâu sắc về các truy vấn sẵn có cũng như những thông tin mang tính cạnh tranh. Bên dưới là danh sách các truy vấn/ công cụ/ số liệu thống kê mà công cụ tìm kiếm đưa ra và tác dụng của chúng.
Tuy nhiên, dữ liệu chỉ là công cụ hỗ trợ bạn đưa ra mục tiêu và giải pháp. Bạn phải chủ đông lên kế hoạch xây dựng sau khi đã biết những điều cần biết (khi phân tích đối thủ cạnh tranh cũng vậy).
Google Site Query (truy vấn site trên Google)
Ví dụ: site:seomoz.org: sẽ mang lại thông tin về số lượng và danh sách các trang được đánh chỉ mục trên tên miền này. Bạn có thể mở rộng bằng cách bổ sung các tham chiếu truy vấn. Ví dụ như – site:seomoz.org/blog inurl:tools – để chỉ hiển thị các trang nằm trên blog, đã được đánh chỉ mục trên Google và chứa từ “tools” trong URL. Con số này có thể không ổn định nhưng nó vẫn thường mang lại kết quả khá chính xác.
Google Trends (Xu hướng tìm kiếm trên Google)
Được cung cấp trên Trends.Google.com/websites – trang này mang lại những thông tin về lưu lượng truy cập của các trang web dựa theo nguồn dữ liệu của Google (như toolbar, dữ liệu ISP, công cụ phân tích và những phần khác). Tài khoản đăng nhập của người dùng sẽ hiển thị thành số liệu trong đồ thị để biểu thị các cấp độ lưu lượng truy cập được ước đoán.
Google Insights for Search (Thông tin tìm kiếm)
Được cung cấp trên google.com/insights/search – công cụ này cung cấp thông tin truy vấn theo vùng, độ phổ biến và các truy vấn tương quan với từ khóa.
Bing Site Query (Truy vấn trang web trên Bing)
Ví dụ: site:seomoz.org – cũng giống như Yahoo! và Google, Bing cho phép yêu cầu hiển thị số lượng và danh sách các trang của một website cụ thể được Bing đánh chỉ mục. Tuy nhiên, các số liệu này thường dao động, kém chính xác khiến chúng trở nên vô ích.
Bing IP Query (Truy vấn IP của Bing)
Ví dụ: 216.176.191.233 – truy vấn hiện thị các trang được tìm thấy trên địa chỉ IP được cung cấp. Truy vấn này giúp nhiều trong việc xác định các hosting được được dùng chung, cũng như xem xét các website khác được host như thế nào trên một địa chỉ IP cụ thể.
Microsoft Ad Intelligence (Thông tin quảng cáo của Microsoft)
Được cung cấp trênMicrosoft Advertising – tập hợp đa dạng các công cụ phân tích từ khóa và thông tin khách hàng của Microsoft, ưu tiên cho tìm kiếm và hiển thị quảng cáo. Tuy tài liệu này không đào sâu nghiên cứu chi tiết vào hiệu quả của từng công cụ, nhưng cũng rất đáng để dành thời gian tìm hiểu và cũng có nhiều công cụ trong số này có thể áp dụng cho SEO.
Ask Site Query (Truy vấn trang web trên Ask)
Ví dụ: site:seomoz.org inurl:www – Ask.com thừng rất kỹ lưỡng khi đưa ra đòi hỏi xoay quanh vấn đề sử dụng truy vấn tìm kiếm trang web. Để hoạt động được, bạn phải sử dụng truy vấn bổ sung (dù các truy vấn chung như ví dụ ở trên cũng rất hữu ích để kiểm tra xem một truy vấn tìm kiếm trang web thông thường sẽ được hiển thị các kết quả như thế nào).
Blog Search Link Query (Truy vấn blog qua liên kết)
Ví dụ như truy vấn link:www.seomoz.org/blog – Dù chức năng tìm kiếm website thông thường qua liên kết trên công cụ tìm kiếm không phải lúc nào cũng hữu ích, nhưng các truy vấn tìm kiếm blog qua liên kết trên công cụ tìm kiếm thường cung cấp dữ liệu chất lượng cao, và có thể được phân loại dựa trên ngày tháng và tính tương quan. Bạn có thể đọc thêm trong bài viết đăng blog này.
Page Specific Metrics (Tiêu chí đánh giá trang web)Page Authority (Uy tín của trang) – Uy tín trang phản ánh khả năng xếp hạng của một trang web đơn, dù nội dung của nó ra sao. Độ uy tín trang càng cao, trang đó càng có khả năng được xếp hạng tốt.
mozRank – mozRank là phương pháp đánh giá độ tin cậy toàn cầu (độ phổ biến) của một liên kết theo phép toán lô-ga-rít cơ số 10. mozRank cũng có mục đích tương tự như các phương pháp đánh giá tầm quan trọng ổn định (nghĩa là tầm quan trọng tự nhiên của một truy vấn cụ thể) được sử dụng bởi công cụ tìm kiếm (như PageRank của Google hay StaticRank của FAST). Các công cụ tìm kiếm thường ưu tiên xếp hạng ‘các trang có độ uy tín phổ biến’ cao hơn những trang có độ uy tín thấp. Vì các phương pháp đánh giá như mozRank mang tính toàn cầu và ổn định, nên tính năng xếp hạng này thường chỉ áp dụng cho các truy vấn tìm kiếm tổng quát hơn là các trang được tối ưu hóa với cụm từ khóa cụ thể.
mozTrust – cũng giống như mozRank, mozTrust được phân phối qua các liên kết. Đầu tiên, các “hạt giống” tin cậy được xác định để thỏa mãn tiêu chí đánh giá. (Những hạt giống này có thể là trang chủ của các trường đại học quốc tế, các website truyền thông và chính phủ). Các website nhận được liên kết từ các hạt giống vẫn có thể truyền đi (ít thôi) độ tin cậy qua các liên kết của chúng. Quá trình này cứ tiếp tục bành trướng qua các website, và độ mozTrust của mỗi liên kết sẽ sụt giảm đáng kể nếu các liên kết càng đi “xa” website hạt giống gốc.
# of Links (Số liên kết) – Tổng số lượng các trang chứa ít nhất một liên kết đến trang này. Ví dụ, nếu trang chủ của Thư viện quốc gia Hoa Kỳ (http://www.loc.gov/index.html) được liên kết đến trang chủ của Nhà Trắng (http://www.whitehouse.gov) trong cả nội dung trang và footer, vẫn chỉ được tính là một liên kết duy nhất.
# of Linking Root Domains (Số liên kết tên miền gốc) – Tổng số các tên miền gốc duy nhất chứa một liên kết đến trang này. Ví dụ, nếu topics.nytimes.com và www.nytimes.com đều liên kết đến trang chủ của SEOmoz (http://www.seomoz.org), sẽ chỉ được tính là một liên kết với tên miền gốc duy nhất.
External mozRank (Tỉ lệ mozRank ngoài) – Trong khi mozRank đánh giá link juice – giá trị liên kết (cũng chính là khả năng xếp hạng) của cả liên kết ngoài và liên kết trong, ‘external mozRank’ chỉ đánh giá mozRank truyền đi giữa các liên kết ngoài (các liên kết nằm trên các tên miền khác nhau). Vì các liên kết ngoài đóng vai trò quan trọng như những lời chứng thực độc lập, external mozRank cũng là một tiêu chí quan trọng để dự đoán thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm.
Domain Specific Metrics (Tiêu chí đánh giá tên miền)
Domain Authority (Uy tín tên miền) – Domain Authority giúp dự đoán một trang web của một tên miền cụ thể được xếp hạng như thế nào. Domain Authority càng cao, trang web con trên tên miền đó càng có khả năng được xếp hạng cao.
Domain mozRank – Tỉ lệ mozRank cấp độ tên miền (DmR) xác định độ phổ biến của một tên miền cụ thể so với các tên miền khác trên hệ thống web. DmR được tính cho cả tên miền phụ và tên miền gốc. Tiêu chí này cũng sử dụng thuật toán như mozRank nhưng chỉ áp dụng cho “biểu đồ liên kết cấp độ tên miền”. (Chỉ xem xét các tên miền một cách tổng thể trên hệ thống web nhưng không xét đến từng trang đơn) Việc xem xét hệ thống web theo quan điểm này giúp nâng cao nhận thức về độ tin cậy tổng thể của một tên miền. Như việc các trang web này có thể chứng thực cho các trang web khác, một liên kết nối các tên miền (vd, liên kết từ một trang trên searchengineland.com đến một trang trên www.seomoz.org) sẽ được tên miền này chứng thực cho tên miền khác.
Domain mozTrust – mozTrust cũng có thể áp dụng cho cấp độ miền giống như mozRank (Domain-level mozRank). mozTrust cấp độ miền cũng giống như mozTrust nhưng thay vì được tính giữa các trang web, nó được tính giữa các tên miền. Các trang mới hay các trang có liên kết nghèo nàn trên những tên miền có độ tin cậy cao sẽ được “hưởng ké” chút ít tiếng thơm, đơn giản vì chúng được host trên một tên miền được tin tưởng. Tỉ lệ mozTrust cấp độ tên miền là một thước đo toán học lô-ga-rít theo cơ số 10.
# of Links (Số liên kết) – số lượng các trang chứa ít nhất một liên kết đến tên miền. Ví dụ, nếu http://www.loc.gov/index.html và http://www.loc.gov/about đều chứa liên kết đến http://www.nasa.gov, chúng sẽ được tính là hai liên kết đến tên miền.
# of Linking Root Domains (Số liên kết tên miền gốc) – số lượng các tên miền khác nhau chứa ít nhất một trang con có một liên kết đến bất cứ trang con nào của website này. Ví dụ, nếu http://www.loc.gov/index.html và http://www.loc.gov/about đều chứa liên kết đến http://www.nasa.gov, sẽ chỉ được tính là một liên kết tên miền gốc đến nasa.gov.
Trong các phần mềm trên, các bạn đang dùng phần mềm nào? Hãy chọn cho mình phần mềm phù hợp với chiến lược SEO của mình nhé !