Đã có khi nào bạn nghĩ rằng, việc tìm kiếm thông tin hằng ngày trên các cỗ máy tìm kiếm sẽ đến một lúc nào đó giống như việc hỏi một nhà thông thái chưa ?. Câu trả lời chắc chẳn là có, vì đó là nhu cầu của cuộc sống. Nhu cầu được học hỏi, được mở rộng tầm hiểu biết của mình với những câu trả lời thật chính xác về thực tế chủ thể.
Vâng, Google đã bắt đầu xây những viên đá đầu tiên để hình thành cỗ máy thông thái đó qua một khái niệm đầy công nghệ mà họ gọi là “ Knowledge Graph”( tạm dịch là Mạch Kiến Thức), Thông tin được Google chính thức thông báo trên trang blog seaerch của mình
Vậy nó là gì ?Dưới đây là 3 đoạn trích mô tả rõ về Knowledge Graph
- Đây là một bước quan trọng đầu tiên để đi đến việc xây dựng thế hệ tiếp theo của cỗ máy tìm kiếm, sự đột phá trong trí tuệ thu thập dữ liệu của thế giới web và hiểu thế giới hơn một chút như con người đã hiểu.
- Knowledge Graph hiện có dữ liệu về 500 triệu đối tượng, cũng như hơn 3,5 tỷ sự thật về mối quan hệ giữa các đối tượng khác nhau
- Knowledge bây giờ đôi khi có thể giúp bạn trả lời câu hỏi tiếp theo( với tỷ lệ 37%) trước khi bạn hỏi nó, bởi vì các sự kiện Google hiển thị được thu thập bởi những gì người khác đã tìm kiếm như bạn chuẩn bị tìm.
Và đây là 3 nâng cấp chính mà Knowledge Graph giúp bạn tìm kiếm thông minh hơn:
1.Tìm đúng
Ngôn ngữ quả thật hơi mơ hồ, bạn gõ Taj Mahal để tìm kiếm; từ này chỉ núi Taj Mahal hay là nhạc sĩ Taj Mahal? Giờ đây, Google hiểu sự khác nhau đó, và có thể thu hẹp kết quả tìm kiếm của bạn chỉ hiển thị các kết quả có ý nghĩa và bạn chỉ cần nhấp vào một trong các liên kết để thấy cụ thể những khía cạnh quanh kết quả đó:
2.Tóm tắt tốt nhất
Với Knowledge Graph, Google có thể hiểu tốt hơn yêu cầu tìm kiếm của bạn, do vậy Google có thể tóm tắt nội dung liên quan quanh chủ đề mà bạn quan tâm bao gồm cả những sự thật mà bạn cần cho mục đích riêng.
Ví dụ, nếu bạn tìm thông tin về Marie Curie, bạn sẽ thấy khi nào chào đời và thêm các thông tin khác như nơi sinh, ngày sinh & ngày mất, học vấn, nghiên cứu khoa học, của bà và một số ngày khoa học khác liên quan.
3. Kết quả sâu hơn và rộng hơn
Cuối cùng là phần vui nhất trong tất cả, Know Graph có thể giúp bạn khám phá những thứ mà bạn chưa từng tưởng tượng. Bạn sẽ học một vài sự thật hay liên kết mới để mở ra một khám phá hoàn toàn mới của riêng bạn.
Bạn có biết Matt Groening( cha đẻ của chuỗi truyện và các bộ phim hoạt hình vui nhộn về The Simpsons), đó là một chút ngạc nhiên về những thành tựu hay công trình của một nhân vật đã làm trong quá khứ mà bạn thấy hằng ngày nhưng không biết người tạo ra là ai( thế bạn có biết người viết bài này là ai không )
Với Knowledge Graph, Google hy vọng mang đến một chút thông thái để trình bày cho bạn một bức tranh toàn diện về những gì bạn yêu thích và cung cấp kết quả tìm kiếm thông minh hơn những gì bạn đã nghĩ.
Video về Knowledge Graph
Tuy vậy, knowledge Graph chỉ là một bước đi đầu tiên trong quá trình tạo ra cỗ máy thông minh cho mọi người và Knowledge chỉ mới áp dụng cho Google English.
Hy vọng, nó sẽ sớm áp dụng tại Việt Nam, để thông tin và sự thật ở ngôn ngữ Việt được lành mạnh, thú vị và trong sáng hơn.
Phạm văn Siêng /Nguồn: http://insidesearch.blogspot.com/2012/05/introducing-knowledge-graph-things-not.html